Đào tạo nghề chật vật với nhiều yếu kém, khó khăn

Thứ hai, 23 Tháng 9 2019 08:06 (GMT+7)
Bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào Việt Nam, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề, bao gồm cả những kỹ năng.

Sáng 20-9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB- XH) tổ chức Hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.

Hội thảo có với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu, gồm lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các bộ ngành liên quan, các đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp; đại diện một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), doanh nghiệp…

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cùng trao đổi, thảo luận, đề xuất ý tưởng phát triển GDNN Việt Nam.

Đào tạo nghề chật vật với nhiều yếu kém, khó khăn ảnh 1

Đông đảo đại biểu dự hội thảo

Có nhiều khởi sắc

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hà, tính đến tháng 6-2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN.

Như vậy, so với năm 2018, giảm 37 cơ sở (giảm 1,2%), tính riêng các cơ sở GDNN công lập giảm khoảng 4,28%. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở (giảm bình quân 2,56% cơ sở GDNN công lập, trong đó các cơ sở GDNN công lập giảm 4,92% so với năm 2018.

Hiện nay Bộ này đang xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030 theo hướng phân tầng: tầng cơ sở GDNN chất lượng cao thì được Nhà nước đầu tư trọng điểm; tầng cơ sở GDNN tự chủ thì gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp; tầng cơ sở GDNN đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đã được phê duyệt.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng cho biết, từ năm 2017-2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm 2016.

Trong 2 năm (2017 - 2018) đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm. Nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở để học liên thông lên trình độ cao đẳng. Người học vừa được học văn hóa trung học phổ thông vừa được đào tạo nghề nghiệp.

Đây là mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây cũng đang được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau trung học cơ sở tại Việt Nam.

Bộ LĐ-TB-XH cũng đã trình Chính phủ lựa chọn 86 trường để tập trung ưu tiên đầu tư đồng bộ trở thành trường chất lượng cao.  

Đào tạo nghề chật vật với nhiều yếu kém, khó khăn ảnh 2

GS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội điều hành hội thảo

Hiện Bộ này đang triển khai thí điểm đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao cấp độ quốc tế từ Úc và Đức cho khoảng 2.000 sinh viên, để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên sẽ được cấp 2 bằng (bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng của Úc hoặc của Đức).

Người học ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu để tham gia thị trường lao động trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế hoặc có thể học liên thông lên trình độ đại học tại hệ thống các trường đại học của Úc, Đức.

“Trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%”, Bộ LĐ-TB-XH nhấn mạnh.

Học nghề ra phải làm được việc

Tuy vậy, hàng loạt những khó khăn, yếu kém của GDNN cũng đã được nhận diện trong suốt thời gian qua như cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, thậm chí còn coi nhẹ.

Một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực. Tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn. Việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không đạt mục tiêu đề ra.

Cơ cấu trình độ đào tạo trong GDNN vẫn còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số tuyển sinh.

Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội.

Việc gắn kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ được sử dụng, tuyển dụng lao động phải qua đào tạo nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực lao động theo quy định của Luật GDNN…

Tại hội thảo, bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu nhấn mạnh, đào tạo nghề rất quan trọng với mỗi quốc gia. Cùng với đó, trong bối cảnh hiện nay, ngoài chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm cũng phải được đề cao.

Theo bà Wendy Cunningham, hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào Việt Nam, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề, bao gồm cả những kỹ năng. Trong khi đó, hiện nay nhiều lao động Việt Nam chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Trình độ lao động Việt Nam hiện nay chưa có khả năng cạnh tranh cao, hơn 50% lao động trẻ mới chỉ có trình độ trung học, đó là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách phù hợp để thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực.

“Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quyết định khi chọn quốc gia để đầu tư, đó chính là năng suất của người lao động. Đây là điều mà lao động Việt Nam đang kém cạnh tranh. Việt Nam phải nâng cao năng suất lao động”, bà Wendy Cunningham khuyến cáo.

Vẫn theo bà Wendy Cunningham, Việt Nam đã có hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đạt chuẩn, còn thua kém các quốc gia khác, rất cần phải cải thiện. Theo đó, đào tạo nghề phải theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; phải bảo đảm tính công bằng trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm dịch vụ GDNN công; cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để bảo đảm họ ra trường là có thể làm việc…

PHAN THẢO - (sggp.org.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Dịch Vụ Trung Tâm - Đào Tạo Ngắn Hạn

  • Bắt cựu giám đốc trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe
    Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, cựu giám đốc trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ một trường cao đẳng bị bắt
    Thứ bảy, 27 Tháng 1 2024 23:55
  • Chấn chỉnh việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
    Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổng kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nhằm chấn chỉnh những sai phạm, khắc phục những bất cập, phòng ngừa tiêu cực, từ đó nâng cao chất lượng cho người học
    Chủ nhật, 12 Tháng 2 2023 16:04
  • 125 học viên được cấp chứng chỉ đào tạo nghề may công nghiệp
    Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang vừa tổ chức bế giảng 5 lớp may công nghiệp cho lao động nông thôn. Qua 30 ngày thực học, 125 học viên đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nghề may công nghiệp. Kết thúc khóa học, 125 học viên được cấp chứng chỉ đào tạo nghề may công nghiệp và được Công ty May Nhà Bè - Hậu Giang nhận vào làm.
    Thứ năm, 16 Tháng 1 2020 07:22
  • Nhìn lại năm 2019; Những dấu ấn của giáo dục nghề nghiệp một năm qua
    Trong năm 2019, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã ghi những dấu ấn đáng nhớ. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt hơn 2,3 triệu người; Việt Nam có Huy chương Bạc đầu tiên tại Kỳ thi tay nghề thế giới; phê duyệt Đề án phát triển trường cao đẳng chất lượng cao với mục tiêu có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao vào năm 2025…
    Thứ năm, 02 Tháng 1 2020 10:50
  • Đã mở 171 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
    Trong đó, thành phố Vị Thanh có 26 lớp, huyện Vị Thủy 24 lớp, huyện Phụng Hiệp 27 lớp, huyện Châu Thành A 19 lớp, huyện Long Mỹ 32 lớp… Lao động được đào tạo các nghề như trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, đan dây nhựa, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn…
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Rà soát, xác định rõ đối tượng đào tạo nhân lực có tay nghề cao
    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao".
    Thứ tư, 27 Tháng 11 2019 21:18
  • Tạo sức hút cho trường nghề
    Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, mùa tuyển sinh 2019 dần khép lại với nhiều kết quả khả quan ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Đây là nền tảng khẳng định sức hút của trường nghề với thí sinh bằng niềm tin chất lượng đào tạo.
    Thứ tư, 30 Tháng 10 2019 07:36
  • Khai giảng lớp đào tạo nghề du lịch
    Ngày 15/10/2019, tại điểm du lịch CocoHome (xã Hòa Ninh- Long Hồ), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, phối hợp cùng Trường ĐH Xây dựng Miền Tây khai giảng lớp đào tạo nghề du lịch cộng đồng- lưu trú tại nhà dân, cho trên 40 hộ dân kinh doanh loại hình này trên địa bàn huyện Long Hồ.
    Thứ tư, 16 Tháng 10 2019 10:52
  • 18 Hiệu trưởng cam kết học nghề không có việc làm nhà trường sẽ hoàn trả học phí
    Ngày 7-9, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB-XH tổ chức họp báo hội thi "Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc" lần thứ 6 năm 2019, diễn ra từ ngày 9 đến 12-9 tại TP Huế.
    Thứ hai, 09 Tháng 9 2019 11:49
  • Nhiều ưu điểm khi học nghề
    Chi phí học tập thấp, được thực tập tại các doanh nghiệp, bảo đảm có việc làm ổn định, đúng chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp, có thể tự làm chủ bằng việc mở cơ sở sản xuất, kinh doanh... là những ưu điểm của việc học nghề.
    Thứ năm, 22 Tháng 8 2019 07:47
  • Tập huấn chương trình tin học ngoại khóa cho giáo viên
    Sáng ngày 20-8, tại Trường THPT Hoàng Diệu (TP. Sóc Trăng), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp bồi dưỡng cho giáo viên tin học cấp trung học cơ sở theo Chương trình Dự án “Tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin cho giới trẻ hội nhập và phát triển”.
    Thứ tư, 21 Tháng 8 2019 11:42
  • Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để thu hút học sinh theo học
    Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29 và Chỉ thị số 10 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:29
  • Khoá học nghiệp vụ ngắn hạn - Cơ hội mới cho bản thân.
    Giới trẻ ngày nay quan tâm đến việc có được bằng cấp hơn là bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn. Thay vì cố gắng học để làm tốt công việc hay chuyên ngành hiện tại, họ luôn theo “trào lưu” bằng cấp, chỉ quan tâm có được bằng cấp. Việc này không chỉ tốn kém thời gian cho bản thân mà còn cả cho nhà tuyển dụng.
    Thứ năm, 04 Tháng 7 2019 14:27
  • Giáo viên trước chương trình mới: Thách thức và giải pháp
    PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn của Chương trình giáo dục phổ thông mới - cho rằng, trong thời gian quá độ chuẩn bị chuyển sang dạy học theo Chương trình và sách giáo khoa mới, mỗi trường, mỗi tổ bộ môn và mỗi giáo viên cần nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ của chính mình.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 10:36
  • Sáp nhập Trường Cao đẳng nghề vào Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
    Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa ký Quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp và nhiệm vụ đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp của Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Đồng Tháp vào Trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Đồng Tháp.
    Thứ tư, 07 Tháng 11 2018 15:19