Đoàn chuyên gia làm việc tại Tiền Giang.
Theo các chuyên gia, để vùng ĐBSCL “phát triển bền vững, an toàn và thịnh vượng…” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 120 thì việc lập Quy hoạch lần này sẽ đảm bảo các yêu cầu: Tích hợp phát triển kinh tế, xã hội các ngành; liên kết không gian và liên kết vùng để đạt hiệu quả cao hơn; tính hiệp lực rõ hơn; khai thác các lợi thế có tính cạnh tranh của ĐBSCL; xây dựng cơ chế điều phối phát triển vùng ĐBSCL mạnh mẽ và hiệu quả hơn…
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Quy hoạch vùng ĐBSCL khi được phê duyệt cùng với Quy hoạch cấp quốc gia sẽ là “khung” cho các quy hoạch tỉnh, các tỉnh, thành; qua đó sẽ nâng cao hiệu quả, tác động của các chương trình, dự án của địa phương, tạo sự hiệp lực trong phát triển; đặc biệt, các bản quy hoạch tích hợp sẽ giúp các địa phương trong vùng gia tăng khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư công và vốn ODA cũng như thu hút các nhà đầu tư tư nhân và quốc tế…